Tăng cường phòng chống dịch COVID19 – Biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron

Theo bản tin phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết số ca nhiễm lại COVID 19, là biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron. Có khả năng lây lan trên toàn quốc.

Bộ Y tế đã đưa ra các cảnh báo mới nhất khi số ca nhiễm COVID 19 không ngừng tăng lên. Bộ Y tế đã tiến hành đề nghị các thành phố trung ương để triển khai các biện pháp phòng chống. Việc đưa ra các thông tin cũng như biệt pháp nhằm thông báo cũng như đưa ra phương án xử lý kịp thời nguy cơ lây lan cộng đồng. 

Tình hình dịch COVID-19 và nguy cơ các dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam

Theo tài liệu được ký ban hành bởi Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, số liệu thu thập được từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia cho thấy tình hình dịch COVID-19 trong nước đang có xu hướng tăng từ đầu tháng 4 đến nay.

Trong vòng 7 ngày qua (từ 5/4-11/4/2023), đã có 639 ca mắc mới, trung bình 90 ca mỗi ngày, tăng 3,8 lần so với 7 ngày trước đó. Trong đó, nhóm từ 50 tuổi trở lên chiếm 30,2% số ca mắc mới và ghi nhận 193 ca.

Riêng trong ngày 12/4, cả nước ghi nhận 261 ca nhiễm, trong số đó có 9 bệnh nhân đang phải sử dụng máy thở. Hà Nội tiếp tục là địa điểm ghi nhận nhiều ca nhất với 117 ca, tiếp đó là Quảng Ninh (34), Hưng Yên (22), Yên Bái (15), Đà Nẵng (11),… cùng các tỉnh thành khác.

Số ca nhiễm ở các tỉnh thành không ngừng tăng lên từ đầu tháng 4/2023

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp. Số ca nhập viện cũng đang có xu hướng tăng lên, trong đó có 10 ca bệnh nhân nặng được ghi nhận trong tuần vừa qua. Mỗi ngày trung bình ghi nhận từ 1-2 ca bệnh nhân nặng.

Bộ Y tế cũng đã thông báo rằng, tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại một số địa phương vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Điều này đặt ra một thách thức lớn cho Việt Nam trong việc đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine và kiểm soát dịch bệnh.

Xây dựng phương án phòng chống dịch COVID – 19 trở lại

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn đánh giá dịch COVID-19 là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình dịch, sự biến đổi, xuất hiện của các chủng virus và các biến thể mới trong tương lai.

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, nhưng vẫn còn một số nhóm có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh. Những nhóm người này bao gồm những người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai. Do đó, cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này.

Xây dựng phương án đề phòng để có thể kiểm soát được tình hình dịch

Bên cạnh dịch COVID-19, các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm… cũng đang có nguy cơ gia tăng số mắc, gây nguy cơ lan rộng của dịch bệnh. Việc phòng chống các loại dịch bệnh này cũng đang được chú trọng và tất cả mọi người nên tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Thực hiện các công tác bảo vệ bản thân và tránh lây lan COVID – 19 cộng đồng

Đây là một trong những yếu tố cần thiết và quan trọng để góp phần chung tay đẩy lùi tình hình dịch bệnh và ngăn ngừa tình trạng lây lan. Các công việc mọi người cần làm để bảo vệ bản thân đó là:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh bị nhiễm dịch bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, làm sạch các đồ vật và thiết bị thường xuyên sử dụng. 
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe, nếu thấy có dấu hiệu thì hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra. 

Thực hiện các công tác bảo vệ bản thân và cộng đồng trước tình hình dịch trở lại. Trong thời điểm hiện nay những thông tin về COVID 19 – Biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron trang tràn lan. Mọi người cần lựa chọn thông tin chính xác để cập nhật đúng tình hình để bảo vệ bản thân. Ngoài ra, nếu bạn muốn sử dụng những thiết bị khách sạn cao cấp thì liên hệ với TAMTAM nhé!

Công ty TNHH Tư Vấn & Quản Lý Khách Sạn TAM TAM

Hotline: +84 82 64 68 777 | Address: 12 Phước Mỹ 1, Sơn Trà, Đà Nẵng

1 thoughts on “Tăng cường phòng chống dịch COVID19 – Biến thể phụ XBB.1.5 của Omicron

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *